Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, phân loại: Viêm tiểu phế quản

Trong chuyên mục bệnh học viêm tiểu phế quản, không thể không nhắc đến nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, và phân loại các thể lâm sàng. Điều này sẽ giúp các bác sỹ lâm sàng có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh viêm tiểu phế quản.

Nguyên nhân: Viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân thường gặp nhất là vi rút hợp bào hô hấp (RSV). Trong một nghiên cứu thuần tập về viêm tiểu phế quản, RSV chiếm 76% nguyên nhân, rhinovirus chiếm 18%, vi-rút cúm chiếm 10%, coronavirus chiếm 2%, và human metapneumovirus chiếm 3%, và 1% nhiễm parainfluenza.

Viêm tiểu phế quản do RSV và các vi-rút hô hấp khác bắt đầu biểu hiện dưới dạng nhiễm vi-rút đường hô hấp trên, sau đó lan sang đường hô hấp dưới sau 1 đến 3 ngày.

Nhiễm RSV xảy ra ở hầu như tất cả trẻ nhỏ đến 3 tuổi, nhưng chỉ số ít trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản. Quan sát này đã dẫn đến giả thuyết rằng vật chủ và có thể là các yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sinh bệnh học.

Các nghiên cứu thuần tập từ khi sinh đã chứng minh rằng giảm chức năng phổi khi sinh là yếu tố nguy cơ của thở khò khè ở trẻ nhũ nhi, nhưng cơ chế này không thể giải thích đầy đủ tính biến đổi của nhiễm RSV. Tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường cũng có thể góp phần vào mức độ nặng của bệnh.

Một lĩnh vực trọng tâm khác là vai trò của đáp ứng miễn dịch của vật chủ trong việc xác định tác động của nhiễm RSV.

Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, phân loại: Viêm tiểu phế quản

Cơ chế bệnh sinh: Viêm tiểu phế quản

Vi-rút xâm nhập vào các tế bào biểu mô hô hấp của các đường thở nhỏ, dẫn đến hoại tử, tình trạng viêm, phù nề và bài tiết dịch nhầy. Phá hủy tế bào kết hợp với tình trạng viêm dẫn đến tắc nghẽn đường thở nhỏ.

Hậu quả sinh lý và lâm sàng bao gồm phổi căng giãn quá mức, xẹp phổi và thở khò khè. Trong các ca bệnh nặng, bệnh nhân cũng có cả tình trạng viêm phổi kẽ và thâm nhiễm phế nang. Tái phát triển lớp tế bào biểu mô không xảy ra cho đến khoảng 2 tuần sau khi nhiễm vi-rút, với việc khôi phục hoàn toàn cần 4 đến 8 tuần.

Các nghiên cứu ban đầu đã báo cáo rằng nhiễm vi rúthợp bào hô hấp (RSV) có liên quan đến các chất trung gian thường do tế bào T hỗ trợ loại 2 (tế bào TH2) tạo ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng tiếp theo cho thấy mức độ nghiêm trọng của nhiễm RSV và nguy cơ thở khò khè khi nhiễm bất kỳ vi-rút đường hô hấp có thể phản ánh đáp ứng miễn dịch thích nghi với nhiễm vi-rút ít hiệu quả hơn.

Ngoài ra, RSV có thể ức chế hệ thống chống oxy hóa của phổi và thúc đẩy sự phát triển các loại oxy phản ứng, dẫn đến tăng phá hủy phổi do oxy hóa. Thở khò khè khi nhiễm vi-rút không phải do RSV, như nhiễm rhinovirus, có thể phản ánh dấu hiệu ban đầu của hen suyễn vì những trẻ nhũ nhi này có nguy cơ thở khò khè cao hơn vào giai đoạn sau này.

Phân loại: Viêm tiểu phế quản

Các dạng biểu hiện lâm sàng của viêm tiểu phế quản

1.Viêm tiểu phế quản do vi rút hợp bào hô hấp (RSV)

Viêm tiểu phế quản do vi-rút gây ra bởi RSV

2. Viêm tiểu phế quản không do RSV

Các ca bệnh viêm tiểu phế quản do vi-rút trong đó không phát hiện RSV

Bài tiếp: Hướng dẫn tiếp cận: Viêm tiểu phế quản

Bài trước: Tổng quan: Viêm tiểu phế quản

Xem trọn bộ chủ đề: Viêm tiểu phế quản

1 thought on “Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, phân loại: Viêm tiểu phế quản

  1. Pingback: Tổng quan: Viêm tiểu phế quản - Dịch vụ châm cứu tại nhà, Phục hồi chức năng tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *