Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực
1.Định nghĩa:
Vận động trị liệu hô hấp là những tác động bằng tay của kĩ thuật viên trực tiếp lên thành ngực của trẻ nhỏ theo các kỹ thuật chuẩn nhằm thoát chất tiết, chống ùn tắc phế quản, trả lại sự thông thoáng cho đường thở, đảm bảo thông khí và trao đổi khí được thuận lợi.
2. Các kỹ thuật vận động trị liệu hô hấp
- Giải phóng tắc nghẽn mũi họng
- Gia tốc dòng khí thở ra
- Kỹ thuật rung
- Kỹ thuật vỗ
- Kích thích ho
2.1.Giải phóng tắc nghẽn mũi họng:
Làm thông thoáng đường thở.
-
- Đặt trẻ nằm ngửa
- Nghiêng mặt trẻ về 1 bên, nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi trẻ, giữ chặt cằm của trẻ.
- Ép cằm, gốc lưỡi để ép dịch tiết chảy ra ngoài.
2.2.Gia tốc dòng khí thở ra:
Tăng luồng khí thở ra, kết hợp với kỹ thuật rung thúc đẩy đờm ra ngoài.
-
- Vị trí tay: Tay 1 tỳ cực trên lồng ngực, tay 2 cầm ở bụng trên rốn, ngón cái và ngón trỏ tỳ ở bờ dưới khung sườn
- Cảm nhận chính xác thì thở vào và thở ra( chú ý khi bệnh nhân khóc = thì thở ra).
- Đầu thì thở ra, hai tay KTV ép trên lồng ngực bệnh nhân và tiến sát vào nhau với tốc độ nhanh hơn thở ra bình thườngà thu hẹp kẽ sườn và dung tích lồng ngực.
- Khi bệnh nhân nằm nghiêng, 1 tay giữ vai bệnh nhân, tay còn lại ấn lồng ngực hướng về phía rốn phổi kết hợp với rung ở cuối động tác.
- Thực hiện 5 -10 động tác có khoảng nghỉ ngắn.
2.3.Kỹ thuật rung:
Tạo lực thúc đẩy đờm dễ thoát ra ngoài.
-
- Bàn tay KTV áp sát vào lồng ngực, lưng bệnh nhân, rung các cơ cánh tay, cẳng tay truyền tới bàn tay, các đầu ngón tay rồi tác động lên thành ngực trẻ.
- Động tác rung thường thực hiện trong thì thở ra sau khi kết thúc động gia tốc dòng khí thở ra.
- Thực hiện 5-10 động tác có khoảng nghỉ ngắn.
2.4.Kỹ thuật vỗ:
Làm các cục đờm dính vào phế quản bị bong ra, đưa vào các phế quản lớn và ho tống ra ngoài.
-
- Bàn tay KTV khum lại, khép các ngón tay vỗ vào lưng bằng cách lắc nhẹ cổ tay, di chuyển tay với nhịp và lực đều nhau, vỗ từ dưới lên trên.
- Lưu ý: không dùng lực của cánh tay và cẳng tay khi vỗ lồng ngực.
2.5.Kích thích ho:
Giúp tống chất tiết ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp.
-
- KTV dùng ngón tay đè ở vị trí trên khí quản 2-3 lần để kích thích trẻ ho tự phát.
- Đối với trẻ lớn (>= 30 tháng): có thể yêu cầu trẻ chủ động ho.
3.Lưu ý trong vận động trị liệu hô hấp
- Thời gian thực hiện với trẻ sơ sinh từ 7-10 phút, trẻ lớn từ 10- 15 phút.
- Thực hiện sau ăn ít nhất 1h.
- Sau khi thực hiện kỹ thuật, cần hút đờm dãi cho trẻ.
- Khi thực hiện kỹ thuật, không chà xát tay lên da bệnh nhân.
- Trong khi vỗ rung, nếu hô hấp của trẻ xấu đi, cần dừng lại ngay.