ĐIỆN MÃNG CHÂM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý có tổn thương loét ở niêm mạc, hạ niêm mạc thậm chí tới cả lớp cơ của dạ dày – hành tá tràng.
Theo Y học cổ truyền, gọi là chứng vị quản thống , thường gặp hai thể là can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư hàn.
Mục đích: Làm gi ảm đau cho người bệnh bị loét dạ dày – tá tràng.
2. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị đau do loét dạ dày – tá tràng.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trường hợp có chỉ định can thiệp ngoại khoa
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền
4.2. Phương tiện
– Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
– Kim châm cứrn vô trùng loại 6 – 20cm, dùng riêng cho từng người bệnh.
– Khay men, kẹp có mấu, b ông, cồn 70°.
4.3. Người bệnh
– Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị.
– Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
– Tư thế người bệnh nằm ngửa, gối cao hoặc ngồi.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Thực hiện kỹ thuật: Phác đồ huyệt đạo:
Thể Can khí phạm Vị, châm tả: | |
|
|
Thể Tỳ Vị hư hàn, châm bổ: | |
|
|
5.2. Thủ thuật :
– Bước 1: Xác định và sát khuẩn da vùng huyệt
– Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
- Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ng ón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
- Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phả , không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).
– Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm
Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ – tả của máy điện châm:
- Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 – 10Hz, Tần số bổ từ 1 – 3Hz.
- Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).
- Thời gian: 20- 30 phút cho một l ần đi ện mãng châm.
– Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
5.3. Liệu trình điều trị
– Điện mãng châm ngày 1 lần
– Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 lần.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
6.2. Xử trí tai biến
– Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử trí: rút kim ng ay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng , nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
– Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day