Với những triệu chứng lâm sàng khác nhau, yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến tiên lượng viêm tiểu phế quản?
1.Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu
1.1. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm trẻ nhỏ <3 tuổi, tính theo mùa, sinh non hoặc loạn sản phế quản phổi, tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá, suy giảm chức năng và khả năng làm sạch củađường thở đường, thở và bệnh tim bẩm sinh.
1.2. Ho
Triệu chứng sớm ban đầu thường tăng lên sau một vài ngày. Đặc điểm của cơn ho có thể biến đổi, từ ho khan, ho có đờm đến viêm tắc thanh quản.
1.3. Thở nhanh
Có thể quan sát thấy ở các trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nặng hơn.
1.4. Thở khò khè
Vì đường thở bị dịch nhầy và mảnh vụn tế bào hoại tử làm tắc nghẽn nên thở khò khè và ran ẩm là các triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, một số trẻ nhỏ có thể bị tắc nghẽn nặng hoặc không thể tạo ra lưu lượng thở ra đủ cao để không xảy ra tình trạng thở khò khè nghe thấy được.
1.5. Co rút, thở rên và cánh mũi phập phồng
Các ảnh hưởng bệnh lý của nhiễm vi-rút có thể dẫn đến các triệu chứng của tình trạng khó thở.
2. Các yếu tố chẩn đoán khác
2.1. Yếu tố phổ biến
2.1.1. Viêm mũi
Triệu chứng này và các triệu chứng khác của nhiễm vi-rút đường hô hấp trên thường xảy ra một vài ngày trước khi bị viêm tiểu phế quản.
2.1.2. Các dấu hiệu lâm sàng thay đổi
Dấu hiệu điển hình của viêm tiểu phế quản các dấu hiệu lâm sàng thay đổi, thường trong thời gian ngắn.
2.1.3. Sốt <40°C
Hầu hết các ca bệnh đi kèm với triệu chứng sốt trong vài ngày đầu tiên bị ốm. Thường sốt nhẹ và có thể không còn bị sốt vào thời điểm nhập viện.
2.2. Dấu hiệu không phổ biến
Ngưng thở
Ngưng thở có thể là do mệt mỏi cơ hô hấp, nhưng thường gặp hơn là khởi phát đột ngột khi bắt đầu ốm. Ngưng thở thường không gây tắc nghẽn; cơ chế gây ngưng thở không rõ.
Đây có thể là dấu hiệu biểu hiện duy nhất ở trẻ nhũ nhi, và một số nghiên cứu chứng minh rằng ngưng thở xảy ra ở lên tới 20% trẻ nhỏ nhập viện.
Các yếu tố nguy cơ của chứng ngưng thở bao gồm độ tuổi <1 tháng tuổi ở trẻ đủ tháng hoặc <8 tuần tuổi sau thụ thai ở trẻ sinh non, và sự xuất hiện của bất kỳ biến cố ngưng thở nào trước đó khi đến bệnh viện.
3. Các yếu tố nguy cơ cao
3.1.Trẻ nhũ nhi <3 tuổi
Nhiễm vi-rút chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhũ nhi (<3 tuổi), với tỷ lệ mắc mới cao nhất xảy ra ở độ tuổi từ 2 đến 6 tháng tuổi.
3.2. Mùa dịch tễ
Tháng Mười một đến tháng Năm
Có quy luật theo mùa rõ rệt phản ánh quy luật của vi rút hợp bào hô hấp (RSV), tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Mùa gây bệnh ở bắc bán cầu thường bắt đầu vào đầu tháng Mười một, đỉnh điểm vào tháng Một hoặc tháng Hai, và kết thúc muộn nhất vào tháng Năm.
Ở nam bán cầu, các đợt bùng phát theo mùa xảy ra từ tháng Năm đến hết tháng Chín.
3.3. Sinh non hoặc loạn sản phế quản phổi
Sinh non là yếu tố nguy cơ rõ của viêm tiểu phế quản nặng hơn. Trẻ nhỏ sinh non mắc bệnh phổi mạn tính (hay loạn sản phế quản phổi) có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản nặng cao hơn.
Yếu tố góp phần vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trạng này ở trẻ nhỏ sinh non bao gồm đường kính đường thở nhỏ hơn và sức đề kháng thụ động giảm từ globulin miễn dịch của mẹ. Trẻ nhỏ bị loạn sản phế quản phổi giảm có điểm gắn kết phế nang – đường thở giảm xuống, góp phần vào việc làm tăng tắc nghẽn đường thở khi bị viêm tiểu phế quản.
Loạn sản phế quản phổi cũng có thể liên quan đến tăng sản tuyến niêm mạc, phì đại cơ trơn và dị sản tế bào biểu mô có vảy, tất cả các nguyên nhân này đều làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm vi-rút này.
3.4. Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá
Mẹ hút thuốc trong khi mang thai dẫn đến giảm lưu lượng khí ở trẻ sơ sinh, và tiếp xúc liên tục với khói thuốc lá trong môi trường có liên quan đến viêm tiểu phế quản nặng hơn kèm theo tăng nguy cơ nhập viện.
Khói thuốc lá trong môi trường ảnh hưởng đến cơ chế thanh thải dịch nhầy và chất bẩn và phản ứng quá mức của phế quản, cả hai đều góp phần làm cho bệnh nặng hơn.
3.5. Giảm khả năng làm sạch và chức năng của đường thở
Xơ nang có liên quan rõ nhất với tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản nặng, nhưng hít phải mạn tính, giảm khả năng làm sạch của đường thở do bệnh thần kinh cơ, và lỗ rò khí – thực quản cũng đã được báo cáo là yếu tố nguy cơ của bệnh nặng hơn.
Chức năng phổi trước khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc mới của bệnh đường hô hấp dưới khi bị viêm đường hô hấp do vi-rút.
3.6. Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh có thay đổi huyết động đáng kể cps liên quan đến viêm tiểu phế quản nặng hơn, và tăng áp lực động mạch phổi làm tăng nguy cơ tử vong. Thực hiện phẫu thuật tim khi nhiễm siêu vi hợp bào hô hấp cũng gắn liền với tăng nguy cơ tử vong.
3.7. Suy giảm miễn dịch
Trẻ em bị suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát có nguy cơ mắc bệnh nặng do nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và có thể làm kéo dài quá trình thải vi-rút. Ở nhóm đối tượng này, cũng có thể quan sát thấy bệnh đường hô hấp dưới có liên quan đến RSV ở trẻ lớn hơn điểm chú ý là trẻ bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm RSV mắc phải tại bệnh viện.
Bài trước: Hướng dẫn tiếp cận: Viêm tiểu phế quản
Xem trọn bộ chủ đề: Viêm tiểu phế quản
Pingback: Hướng dẫn tiếp cận: Viêm tiểu phế quản - Dịch vụ châm cứu tại nhà, Phục hồi chức năng tại nhà